Phân biệt kim cương nhân tạo và kim cương moissanite

Thị trường trang sức ngày nay đang có nhiều loại đá có đặc điểm gần như kim cương tự nhiên nhưng lại có giá thành rẻ hơn kim cương đơn cử như kim cương Moissanite và kim cương nhân tạo (CZ). Hai loại này có những đặc tính gì, kết cấu ra sao, làm thế nào để phân biệt chúng.

Kim cương nhân tạo CZ
Cubic Zirconia (CZ) được viết tắt là CZ, ECZ, hay còn còn được biết tới với cái tên kim cương nhân tạo. Bởi CZ có vẻ đẹp, đặc tính quang học không thua kém kim cương thiên nhiên.

Kim cương nhân tạo CZ là các tinh thể nhân tạo được điều chế từ Zirconium(IV)-oxid (Baddeleyit), thông qua quá trình tinh chế và ổn định trong nhiệt độ cao.

Kim cương nhân tạo CZ (Cubic Zirconia hay còn gọi là Fianit), được phát triển lần đầu tiên năm 1937 tại Viện Lebedev (Viện vật lý FIAN của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, do đó còn có tên là Fianit).

Kim cương nhân tạo CZ có độ cứng 8-8,5 trên thang độ cứng Mohs và tinh chế, trải qua một quá trình điều chế tiên tiến.

Ngày nay kim cương nhân tạo CZ được sử dụng nhiều trong công nghiệp chế tác trang sức nhờ chi phí nghiên cứu thấp nhưng lại có màu sắc, vẻ đẹp độ tinh xảo gần như kim cương.
Kim cương Moissanite
Kim cương Moissanite là khoáng vật Silicon Carbide hoặc Carborundum. Trong thiên nhiên kim cương Moissanite được tìm thấy chủ yếu ở các miệng thiên thạch, sông Xanh và các mỏ kim cương lớn tại Yakutia.

Trên thang đo độ cứng Mohs kim cương Moissanite có độ cứng là 9,5 xấp xỉ kim cương, cao hơn các loại đá khác.
Trong thị trường trang sức Moissanite còn được gọi là kẻ mạo danh kim cương bởi vẻ đẹp màu sắc, gần như kim cương thiên nhiên.
Đôi lúc các máy thử, bút thử kim cương cũng nhầm lẫn kim cương Moissanite với kim cương tự nhiên.
Giá thành của Moissanite thấp hơn kim cương thiên nhiên nhưng cao hơn kim cương nhân tạo CZ

phân biệt kim cương Moissanite và kim cương nhân tạo (CZ)

Để có cơ sở nhận biết rõ ràng hơn giữa kim cương Moissanite và kim cương nhân tạo CZ chúng ta có thể dùng kim cương tự nhiên làm cơ sở nền tảng.
Yếu tố Kim Cương tự nhiên Kim cương Moissanite Kim cương nhân tạo CZ Nhận xét
Thành phần hóa học C SiC ZR02
Trọng lượng riêng 3.52 3.23-3.24 5.80(+-0.20) Kim cương nhân tạo CZ nặng hơn Moissanite và kim cương tự nhiên
chiết xuất 2.417 2.647-2.689 2.150(+-0.030) Kim cương nhân tạo CZ có độ tán sắc gần giống kim cương tự nhiên còn Moissanite thì có độ tán sắc cao hơn kim cương tự nhiên
Độ cứng 10 9.5 8.5 Moissanite có độ cứng thấp hơn kim cương nhưng cao hơn kim cương nhân tạo CZ và các loại đá khác
Tính dẫn nhiệt Dẫn nhiệt tốt Dẫn nhiệt tốt Không dẫn nhiệt
Nguồn gốc tự nhiên Được tìm thấy rất ít trong tự nhiên, hiện nay được tạo ra trong phòng thí nhiều là chính Nhân tạo

Nếu cho ánh sáng chiếu vào kim cương có chỉ số khúc xạ cao và chắc hẳn bẻ cong ánh sáng đi xuyên qua lưới tinh thể, chùm ánh sáng không màu và ngắn
Trong khi đó ánh sáng rọi kim cương nhân tạo CZ sẽ có nhiều đường nét hình lăng trụ hơn, chùm ánh sáng không màu ngắn hơn kim cương tự nhiên.
Còn kim cương Moissanite dưới ánh sáng lớn chiếu sẽ khúc xạ cho ra những chùm ánh sáng nhiều màu, chùm sáng rộng, tia sáng dài.

Nếu cùng một kích cỡ viên đá (ly) thì kim cương nhân tạo CZ sẽ nặng hơn kim cương Moissanite và kim cương thiên nhiên.

Nếu bạn hà hơi vào kim cương thiên nhiên và kim cương Moisanite để nó bám hơi nước vào, bề mặt của kim cương sẽ không bị vẩn đục bởi hơi thở.
Do kim cương tự nhiên và kim cương Moissanite có tính dẫn nhiệt mạnh nên lượng hơi nước sẽ tiêu tan gần như ngay lập tức. Nếu hơi nước bám khá lâu trên viên đá, đó có khả năng là kim cương nhân tạo CZ.

Dù kim cương Moissanite hay kim cương nhân tạo CZ có những đặc tính gì chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò chiếm đa số của các loại đá này trong nền công nghiệp trang sức ngày nay.

Để tránh nhầm lẫn, đảm bảo mua được các sản phẩm chất lượng với giá thành tốt bạn có thể chọn nơi mua uy tín, có giấy kiểm định quốc tế để đảm bảo quyền lợi cho mình.
N-Queen Jewelry

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *